Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

XKLĐ Nhật Bản - Hàn Quốc - Châu Âu.......

Đăng ký ứng tuyển ngay

Hotline

0384100394

Quy trình phân loại rác thú vị ở Nhật

30-10-2021
803

Quy trình phân loại rác ở Nhật Bản luôn được nhắc đến như một trong những quy trình phân loại rác thải nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới.

Rất nhiều bạn mới đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay du học sinh sang Nhật thời gian đầu chia sẻ, họ cảm thấy “ phát điên lên” để có thể nhớ hết các quy định chặt chẽ, phức tạp này. Trong bài viết của xkldnhatban.vn, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về quy trình phân loại rác thải ở Nhật.

Hi vọng có thể giúp bạn tránh khỏi những bỡ ngỡ sau này và nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở xứ sở hoa anh đào nhé.

 

Phân loại rác ở Nhật- Những loại rác thải chính

Rác thải ở Nhật được chia nhỏ thành 4 loại rác:

– Rác cháy được – Rác cồng kềnh

– Rác không cháy được – Rác chai thủy tinh, vỏ lon, rác tái chế

 

Tất cả các loại rác đều phải được đổ từ sáng sớm đến 8h30 sáng của ngày thu rác quy định. Tuy nhiên với mỗi loại lại có những yêu cầu bắt buộc khác nhau, “ai cũng phải tuân theo”.

Tham khảo bài viết Hướng dẫn cách đi tàu điện ở Nhật từ A-Z

Quy trình phân loại rác cháy được (燃えるごみ )

Phân loại:

Rác cháy được bao gồm các loại rác nhà bếp ( rau củ, thịt cá, vỏ trái cay, bã trà, vỏ trứng…), tã giấy, giấy gói thực phẩm, gỗ cao su, quần áo cũ…

 

Quy định:

Rác phải được cho vào trong túi bóng, túi nhựa vinyl và buộc kín lại trước khi đem đổ

Rác nhà bếp phải vắt hết nước, gói lại trong giấy báo trước khi bỏ vào túi bóng để đem đổ.

Các loại giấy vụ, bìa các tông… không cần bỏ vào trong túi bóng, chỉ cần buộc gọn lại nhưng có quy định không được phép vứt loại rác này vào những ngày mưa.

Gỗ, cành cây trong vườn cần phải được chặt ngắn với chiều dài không quá 50cm, buộc gọn gàng trước khi đem bỏ.

Quy trình phân loại rác không cháy được (燃えないごみ )

 

Phân loại:

Rác không cháy được bao gồm các loại chai nhựa, ống nhựa, bóng đèn điện, ô dù, da nhân tạo, các sản phẩm nhựa xốp, cao su ( giày thể thao, dép…)

Quy định:

Rác không cháy được phải bỏ vào túi bóng, bao nhựa vinyl trước khi đem vứt

Với các loại bình xịt hơi, lọ xịt có nguy cơ cháy nổ phải được xì hết khí bê trong trước khi đem vứt.

Các chai làm bằng nhựa PET ( Polyethylene terepthalate ) phải được rửa sạch và giẫ bẹp trước khi cho vào túi. Phần nhãn mác và nắp chai được cho vào một túi riêng biệt và xếp vào loại rác cháy được

Các vật dụng nguy hiểm như lưỡi dao, dao cạo phải bọc qua hai lớp giấy báo và giấy bóng, dán nhãn đề phòng nguy hiểm (危険 – きけん) rồi mới đem vứt.

Quy trình phân loại rác ngoại cỡ (粗大ごみ– そだいごみ)

Phân loại:

Rác ngoại cỡ được quy định bao gồm các vận dụng như chạn bát, xe đạp, kệ sách, sofa, đệm, thảm…Ngoài ra những món đồ chơi có kích thước lớn hơn 50cm cũng được liệt kê vào loại rác ngoại cỡ.

 

Quy định:

Rác ngoại cỡ rất khó thu gom ở Nhật, với những đồ vật cồng kềnh như giường, một số đồ vật trong ảnh sau… phải gọi điện trước để thông báo với công ty xử lý rác thải và phải trả thêm một khoản phí thu gom ( khoảng từ 1600 yên- 5000 yên xấp xỉ khoảng 300 000- 1 000 000 đồng ).

 

Quy trình phân loại rác kính, vỏ lon, chai thủy tinh, rác tái chế

Phân loại:

- Nhựa phế thải ( 廃プラスチック )

– Các loại lon (lon nhôm, lon bằng thép) chai nhôm ( 缶(アルミ缶・スチール缶)・びん ), bình thủy tinh các loại

– Chai nhựa, giấy báo cũ…

– Pin có thể tái chế (使用済乾電池)

– Pin có thể tái chế (使用済乾電池)

 

Quy định:

Vỏ lon, chai thủy tinh, vỏ nhôm, hộp thiếc phải vứt vào thùng rác.

Thủy tình vỡ phải bọc trong giấy báo, dán nhãn (危険 – きけん) để đề phòng nguy hiểm cho người thu gom rác thải.

Các loại lọ xịt có hóa chất độc hại phải đục lỗ để thoát hơi và làm sách

Các loại rác độc hại như pin, nhiệt kế vỡ … phải được bỏ trong túi boóng, dán nhãn đề phòng nguy hiểm (危険 – きけん) trước khi đem vứt bỏ.

Trên đây chỉ là một số quy định chung, cơ bản về phân loại rác thải ở Nhật, ngoài ra, ở Nhật còn có những quy định rõ ràng về lịch trình thu gom rác, mỗi loại rác sẽ được thu vào những ngày khác nhau, hay quy định về màu sắc túi bóng để mỗi loại rác.

 

Ví dụ: Rác cháy được sẽ được bọc trong túi màu vàng, rác không cháy là túi màu xanh…

Những quy định khắt khe này nhằm giúp quy trình phân chia, xử lý, tái chế nguồn rác thải sao cho hợp lý nhất, quan trọng hơn là xây dựng một tinh thần nghiêm túc chấp hành, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân.

Bạn thấy sao về quy trình phân loại rác thải ở Nhật ? Thật đáng khâm phục và có nhiều điều để học hỏi phải không nào?

Chúc bạn một ngày làm việc thật nhiều niềm vui và năng lượng.

 

Xem thêm

Bài liên quan